Những chiến dịch marketing “ăn theo” cuộc bầu cử Mỹ

Nike: “You Can’t Stop Our Voice”

Chiến dịch của Nike truyền cảm hứng cho khách hàng tự tin thể hiện cá tính bản thân. Với sự hợp tác của các vận động viên thể thao hot nhất hiện nay như LeBron James, Naomi Osaka, Odell Beckham Jr, Sue Bird, Ja Morant, A’Ja Wilson và Tim Anderson, chiến dịch khẳng định rằng, không cần phải trở thành một ngôi sao tầm cỡ, bạn vẫn có thể tạo ra tiếng nói, tầm ảnh hưởng của chính mình.

Nhằm tăng cường sự tham gia của các cử tri và giảm thiểu rào cản đối với việc bỏ phiếu, Nike đã hợp tác với Lyft – hãng xe công nghệ, hỗ trợ người dân Mỹ đi bỏ phiếu bằng các chuyến đi giảm giá khi đặt xe của hãng.

Babe Wine: “Election Night Survival Kit”

Babe Wine là công ty chuyên sản xuất rượu vang trắng, vang đỏ và vang hồng đóng lon, có trụ sở ở New York. Babe Wine đã phát hành “Election Night Survival Kit” (tạm dịch: bộ dụng cụ giúp sinh tồn trong đêm bầu cử) để giúp các khách hàng của họ có thể chờ đợi thoải mái hơn một chút trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Babe đã sắp xếp một hộp các vật phẩm bao gồm một quả bóng để chơi khi căng thẳng, khăn giấy để lau nước mắt, chiếc gối với dòng chữ “scream here” và một chai rượu vang để ăn mừng sau khi có kết quả bỏ phiếu.

Việc cung cấp các vật dụng đi kèm sản phẩm chính là rượu vang mang thương hiệu của Babe đã làm giảm bớt không khí căng thẳng trong cuộc bầu cử. Cách tiếp cận có phần vui tươi, hài hước này đã thu hút nhiều sự chú ý trong khi hầu hết các thương hiệu khác đều tập trung khuyến khích người tiêu dùng đăng ký và bỏ phiếu.

The Economist: “Word Play”

The Economist đã đưa ra sáng kiến tiếp thị mới bằng digital marketing qua chiến dịch “Word play”, được thiết kế nhằm cung cấp loại hình báo chí chất lượng cao cho khán giả khi đưa tin tức về các cuộc bầu cử Mỹ năm 2020.

Khác với các quảng cáo truyền thống với chữ trắng trên nền phông đỏ thường thấy của The Economist, chiến dịch này thay vào đó sử dụng bảng màu thứ cấp bằng màu xanh lam nổi bật. Mỗi quảng cáo đều sử dụng Kangaroo word (một dạng thuật ngữ chơi chữ trong đó một từ sẽ mang trong nó một từ đồng nghĩa của chính nó) để nhấn mạnh cho khán giả những tin tức đáng mong đợi, thú vị nhất và những tin ngoài lề sự kiện từ The Economist.

>> Xem thêm: Xu hướng sức khỏe, ăn sạch của người tiêu dùng đã tác động thế nào đến dòng sản phẩm “healthy” của các thương hiệu?

RepresentUs: ‘Naked Ballot’

Một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã xuất hiện khỏa thân trong một quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của công chúng để nhắc nhở về luật bầu cử ở 16 tiểu bang, bao gồm cả ban Pennsylvania. Sở dĩ, việc khỏa thân nhằm ẩn dụ cho hình thức “lá phiếu trần” (naked ballot). Phiếu trần là lá phiếu của cử tri được bỏ một phong bì trả lại có địa chỉ trả phí bưu điện, nhưng không phải trong phong bì bí mật, thì lá phiếu đó sẽ được coi là “naked ballot”.

Nếu lá phiếu không được gửi đi đúng cách ở hai bang Pennsylvania và New Jersey thì sẽ bị coi là ‘naked ballot’ và bị loại. Quy tắc bỏ phiếu trần này có nguy cơ loại hàng trăm nghìn phiếu bầu qua thư và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bầu cử Hoa Kỳ.

Mục tiêu của quảng cáo là làm rõ các bước cần thiết khi cử tri gửi lá phiếu của họ trong thư, đảm bảo rằng lá phiếu này được hội đồng bầu cử của bang chấp nhận và tính là phiếu hợp lệ.

Absolut: #VoteResponsibly

Pernod Ricard là tập đoàn sản xuất rượu có trụ sở tại Mỹ đã thông báo rằng tất cả nhân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ được nghỉ có lương vào thứ B ngày 3/11.

Nhằm tăng cường tiếng nói của ngành công nghiệp rượu mạnh tại Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Pernod Ricard ở Bắc Mỹ, ônggAnn Mukherjee, cũng sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp trong ngành làm điều tương tự như nhân viên của họ.

 

Ngoài thời gian nghỉ phép, thương hiệu vodka cao cấp hàng đầu của Pernod Ricard, Absolut cũng đang tung ra sản phẩm ‘Drink Responsibly’ tích hợp với chiến dịch #VoteResponsither mang thông điệp: ‘Bỏ phiếu trước, uống rượu sau’.

Under Armour: “Run to Vote”

Under Armour, Inc. là một công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc. Mới đây, thương hiệu này đã khởi chạy chiến dịch “Run To Vote”, một chương trình khuyến khích khách hàng đi bỏ phiếu và tạo ảnh hưởng cho đảng dân chủ trong cuộc bầu cử.

Thông qua chiến dịch ​​này, Under Armour sẽ cho phép nhân viên trên cả nước 3 giờ nghỉ có trả lương để đi bỏ phiếu trực tiếp hoặc bỏ qua thư. Thương hiệu đã ra mắt một trang web nhỏ dành cho nhân viên và công chúng, hợp tác với Vote.org, cung cấp tất cả thông tin về cuộc bầu cử tổng thống.

Bên cạnh đó, Under Armour sẽ hợp tác với các nhóm cộng đồng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bỏ phiếu. Công ty này cho khởi chạy chiến dịch “Run to vote” với thử thách chạy 11,3 dặm qua app Map my run – khoảng cách này đại diện cho cuộc bầu cử vào ngày 3/11.

Đứng đầu sáng kiến ​​lần đầu tiên này là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Under Armour, Patrik Frisk. Cuộc bầu cử này đánh dấu lần đầu tiên ông bỏ phiếu ở Mỹ kể từ khi trở thành công dân của đất nước này.

Để lại lời nhắn